Bò Sát Động Vật Có Xương Sống

Rắn Giun có độc không, Rắn Giun có chân, Rắn Giun đầu búa

Có nhiều bạn thắc mắc là rắn giun có độc không? Rắn giun có chân, đầu búa là rắn gì? Có nguy hiểm không? Bài viết này AnimalWorld.vn sẽ giải đáp tất cả.

Rắn giun là gì?

Rắn giun là loài bò sát thuộc họ rắn giun, có tên koa học là Typhlopidae. Người dân một số nơi gọi chúng là rắn mù. Thân hình hay bị nhầm tưởng là giun đất bình thường, ngoài trừ không có phân đốt. Rắn giun là một loài rắn thực sự, chúng có tất cả các đặc điểm cấu tạo của nhà rắn như có xương sống, có vảy trên thân và tập tính ngóc đầu lên thè lưỡi chẻ khi di chuyển.

Con rắn giun

Rắn giun có kích thước chỉ dài 20cm, con trưởng thành bằng chiếc đũa ăn cơm, con nhỏ chỉ lớn hơn cây tăm. Toàn thân có màu đen bóng, khi nhìn ở góc độ có ánh sáng sẽ thấy da cua rắn ánh lên. Có đôi mắt nhỏ trên đầu, do sống trên đất nên mắt bị thoái hóa chỉ còn chấm nhỏ và không có tác dụng thị lực, vì vậy người nông dân một số nơi gọi chúng là rắn mù.

Tuy thị lực bị suy giảm nhưng tạo hóa đã ban tặng cho rắn giun chiếc lưỡi có khả ngăn khá đặc biệt. Chúng có thể dùng chiếc lưỡi này để cảm nhận sự lay động của không khí, đánh giá được độ ẩm, nếm không khí, phát hiện sinh vật khác và tìm kiếm thức ăn cũng nhờ chiếc lưỡi kì diệu này.

Rắn giun có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, chúng sống chủ yếu ở những nơi có khí hậu ôn hòa. Dưới lớp gỗ mục, lớp đất ẩm ướt, tổ mối, tổ kiến là những nơi chúng thường xuyên lui tới. Rắn giun không phải là loài săn mồi như những loài rắn khác, chúng chỉ ăn các thức ăn như trứng kiến, trứng mối và ấu trùng của hai loài kể tên. Khi phở đất trên đồng ruộng cũng dễ bắt gặp chúng ẩn thân dưới lớp đất.

Điểm đặc biệt ở loài rắn giun là có thể sinh sản mà không cần đến con đực. Tuy nhiên để cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên, đối với kiểu sinh sản không cần thụ tinh (không có con đực) thì tất cả các trứng nở ra sẽ toàn là con cái. Các con non sẽ có đặc tính di truyền giống hệt con mẹ. Mỗi lần rắn giun cái đẻ khoảng 8 trứng.

Xem ngay: Giá trứng đà điểu

Rắn giun có độc không?

Có khá nhiều người sỡ hãi loài rắn này và cho rằng chúng có kịch độc, nếu xui bị căn trúng có thể dẫn đến cái chết. Tuy nhiên sự thật không như vậy, rắn giun là loài động vật vô hại đối với con người. Vì là loài không săn mồi nên trong miệng của chúng không có răng nanh và không có nọc độc.

Miệng của rắn giun cũng quá bé và yếu, cho dù chúng có nọc độc cũng không thể nào làm tổn thương đến bề mặt da của con người. Chúng không những là loài vô hại với con người mà còn giúp người nông dân trong việc làm tơi đất, thoáng khí và tăng nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho mùa vụ.

Rắn giun có độc không

Rắn giun có chân

Nhiều người lần thấy loài vật này cứ tưởng chúng là rắn giun có chân. Tuy nhiên chúng là thằn lằn chân ngắn thường, có tên khoa học là Lygosoma quadrupes. Thằn lằn chân ngắn dài khoảng 15cm, nhỏ như chiếc đũa, toàn thân màu có vảy nâu đen, đầu thon nhỏ, có 4 chân ngắn nhanh nhẹn, mỗi chân có 5 ngón.

Rắn giun có chân

Là loài không hiếm gặp dễ bắt gặp loài này vào ban đêm. Phân bố gần như khắp Việt Nam điển hình như Thái Bình, Quảng Bình, Hà Nội,… Rắn giun có chân không có hại với con người cũng như không có nọc độc.

Rắn giun đầu búa

Giun đầu búa là một loại sán dẹp, còn có tên gọi khác là sên đầu búa hay sâu đầu búa. Chúng là sinh vật quái đảng và xấu xí với chiếc có hai ngạnh vươn ra hai bên gắn trên đầu. Tưởng chừng như một con rắn hổ mang tí hon với nhiều hoa văn.

Nhiều người cứ nhầm tưởng đầy là loài rắn nhưng thực chất chúng là con sên. Chúng được tìm thấy đầu tiên tại một nhà kính Vườn Thực Vật Kew gần London năm 1878. Hiện nay giun đầu búa vẫn đang giữ kỉ lục loài sán dẹp lớp nhất thế giới và là một trong số ít sán dẹp sống trên mặt đất.

Rắn giun có chân

Giun đầu búa không có xương sống, không có hệ hô hấp và hệ tuần hoàn, đặc biệt phần miệng cũng chính là hậu môn. Môi trường sống của rắn giun đầu búa cũng giống như giun đất ở những nơi đất ẩm và xốp.

Thức ăn của chúng chủ yếu là thịt như giun đất, ốc sên không vỏ và con trùng. Khi bắt được con mồi sâu đầu búa sẽ không ăn nó ngay mà chúng sẽ tiết ra enzyme để hóa lỏng con mồi và sẽ hút dịch lỏng đó.

Sên đầu búa có cả hai hình thức sinh sản là hữu tính và vô tính, nhưng sinh sản hữu tính cực kì hiếm gặp. Chúng sẽ tách một phần đuôi khoảng 1cm để có tự phát triển, sau khi tách con mới có thể di chuyển được ngay và sẽ phát triển một cái đầu búa mới trong vòng vỏn vẹn 10 ngày.

Đối với hình thức sinh sản hữu tính, giun đầu búa sẽ đẻ ra trứng có màu đỏ tươi. Một ngày sau trứng sẽ chuyển dần sang đen và sẽ nở trong vòng 20 ngày tới.

Nhiều người vẫn không biết giun đầu búa có hại không, có nguy hiểm không? Thực tế loài này có thể tự tạo ra chất độc gây tê để săn mồi nhưng độc tố không lớn, cho nên chúng không có hại với con người. Chúng chỉ là những con vật kỳ lạ chuyên đi săn giun đất thôi.

Rắn giun và rắn giun đầu búa là hai loài vô hại đối với con người. Tuy nhiên, loài giun đầu búa sẽ làm bất lợi gián tiếp đên người nông dân. Bởi vì thức ăn của chúng là giun đất, mà giun đất giúp ích cho nông dân rất nhiều trong việc làm tơi đất và cung cấp chất dinh dưỡng. Nếu rắn giun đầu búa phát triển nhiều sẽ làm thiệt hại nông sản của người nông dân. Cảm ơn bạn đã đọc, chúc bạn một ngày vui vẻ.

Tham khảo thêm

2 Comments

  1. Hồi nhỏ thấy mấy bé này cũng sợ lắm. Chỉ xua đi chứ k giết. Giờ càng lớn thì càng thương tụi nó. Bò vào nhà là mình dích vào ky rác, cho ra cỏ chơi.
    Thậm chí là bé Na…. Thấy là sợ kinh luôn nhưng ráng đuổi đi, chứ ko giết.

    Reply

Post Comment